22/09/2015

Thiên nhiên hào phóng ban phát cho nhân loại sống trên quả đất này một nguồn nhiên liệu "miễn phí" vô tận, hay nói cách khác, một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn. Đó là gió, hay là năng lượng gió.

Bây giờ đây, nhiều nước đang sử dụng rộng rãi nguồn điện sản sinh từ tuabin gió. Nhưng cả mấy trăm năm trước rồi, nhiều dân tộc đã biết biến sức gió thay sức mạnh cơ bắp quay chiếc cối xay gió, kéo chiếc thuyền buồm vượt biển hay đẩy khối khinh khí cầu lên không trung.

Ai đã một lần đến một nước Bắc Âu nào đó, hẳn có dịp được nhìn thấy dọc đường xe chạy không chỉ những chiếc cối xay gió cũ màu thời gian, mà cả những hàng tuabin điện gió tươi mới cao vút giang cánh rộng trên nền trời xanh.

"Ngựa gió" đã vươn mình

Hình ảnh những cột điện gió đó trong 5 - 10 năm trở lại đây đã lan ra đến 80 nước trên thế giới. Sự lan toả đó, giờ đây, càng rộng hơn khi cả thế giới đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, than đá và khí đốt tự nhiên, nhằm hạn chế tác hại khí nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu và sự cạn dần của nguồn thuỷ điện.

Trong một tương lai không xa, bên cạnh năng lượng hạt nhân, năng lượng gió sẽ được xem như một lựa chọn thay thế chủ yếu.

Trên tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia số ra ngày 11/9 vừa qua đã công bố một công trình nghiên cứu, trong đó khẳng định rằng, trái đất chúng ta có thừa gió để tạo ra nguồn điện năng khổng lồ phục vụ cho toàn nhân loại.

Trong 5 - 10 năm gần đây, tiềm năng gió đó đẵ bắt đầu khai thác mạnh. Một con "ngựa gió" non trẻ đã vươn mình đứng dậy. Liên Hợp Quốc gần đây cũng đưa ra các số liệu thi công tủ điện chứng tỏ công suất điện gió đã tăng nhanh trên toàn cầu và đạt kỷ lục mới là 238.000 MW (mega-oát), tương đương công suất của 238 lò phản ứng năng lượng hạt nhân, đủ để cung cấp nhu cầu điện sinh hoạt cho 380 triệu người.

Chỉ riêng năm 2011, công suất điện gió toàn cầu đã tăng thêm 41.000 MW, dự báo sẽ tăng không duới 100% vào năm 2016. Năng lượng gió được dự báo sẽ ngày càng khẳng định được vị trí, và tới năm 2030 điện gió sẽ đạt tỉ trọng lớn thứ hai, chỉ sau nhiệt điện.

Cũng trong năm 2011, Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thế giới về công suất điện gió với tổng công suất khoảng 63.000 MW. Theo sau là Mỹ với công suất 47.000 MW. Đức đứng thứ ba thế giới và hiện chiếm hơn 9% tổng sản lượng điện lưới quốc gia này.

Tính theo châu lục, châu Âu với công suất 100.000 MW đang vượt các châu khác về nguồn phong điện. Trong đó, Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Anh, Pháp... là những nước có nền công nghiệp điện gió rất phát triển.

Các nước Mỹ La-tinh, châu Phi và Trung Đông cũng đang nhanh chóng khai thác năng lượng gió, chẳng hạn năm 2011, Braxin tăng thêm 63% công suất điện gió so với năm 2010...

"Biển bạc" và "thời cơ vàng"

Trước đây chúng ta nói nhiều nhưng khá mơ hồ rằng đất nước ta "rừng vàng biển bạc", nhưng nay có thể nói bằng con số đo đếm được, rằng nước Việt Nam có "biển bạc". Với hơn 3.260 km bờ biển, nước ta là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về điện gió.

Theo một tài liệu khảo sát của Chính phủ cho thấy ở nước ta có khoảng 17.400 hecta diện tích những vùng đất được xem là thích hợp cho xây dựng điện gió. Và Ngân hàng Thế giới (World Bank), đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Theo số liệu khảo sát, hơn 39% lãnh thổ Việt Nam có vận tốc gió lớn hơn 6 m/s; trong đó khoảng 8,6 % diện tích được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn, trong khi diện tích này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là 2,9% và ở Thái-lan cũng chỉ là 0,2%..

Nếu qui đổi ra thành công suất điện, thì Việt Nam có tiềm năng điện gió tương đương với công suất 531.360 MW, tức hơn 200 lần công suất của Nhà máy thủy điện Sơn La lớn nhất Việt Nam, hay bằng công suất tủ điện công nghiệp của 500 lò phản ứng năng lượng hạt nhân.

Dĩ nhiên, trong thực tế, do nhiều lý do khác nhau nên không thể biến tất cả tiềm năng trên thành nguồn điện. Dù sao, tiềm năng đó là cơ sở căn bản tạo điều kiện để xây dựng nền công nghiệp điện gió tương xứng, đóng vai trò trụ cột trong một tương lai không xa.

Cùng với tiềm năng, ngành điện gió đang đứng trước thuận lợi to lớn, một "thời cơ vàng" khi Nhà nước đã có chủ trương phát triển nguồn điện này, đưa ra những mục tiêu thi công tủ điện và lộ trình cụ thể trong Quy hoạch điện VII. Theo đó, năng lượng gió được xem là nguồn phát điện quan trọng nhất, sẽ được phát triển từ mức không đáng kể như hiện nay lên khoảng 1.000 MW vào năm 2020 và 6.200 MW vào năm 2030.

Nhưng tiềm năng "biển bạc" và "thời cơ vàng" là một chuyện, còn việc biến tất cả những "át chủ bài" đó thành thực tế là một chuyện khác. Sự lo ngại đó là có cơ sở khi nhìn vào những bước đi khập khễnh đầu tiên vào con đường điện gió sau đây.

Theo tài liệu của Bộ Công thương, Việt Nam đi vào điện gió đã chục năm nay. Trong giai đoạn đầu lắp đặt hầu hết các tuabin gió cỡ nhỏ với công suất chỉ từ 30KW đến 150KW.

Đến cuối năm 2003 có khoảng 1.300 tuabin gió như vậy đã được lắp đặt sử dụng. Nhưng, sau một thời gian ngắn hoạt động, phần lớn các tuabin này đều hư hỏng hoặc không phát huy hiệu quả, do chọn công nghệ không thích hợp, do thiết bị máy móc nhập kém chất lựơng và do cả chọn vị trí địa lý đặt cột tuabin chưa điều tra kỹ lưỡng.

Ngoài ra, hàng chục dự án điện gió nhỏ lẻ tại các tỉnh, thành duyên hải miền Nam và miền Trung với tổng công suất khoảng 5.000MW vẫn giẫm chân tại chỗ trong giai đoạn nghiên cứu triển khai.

Rõ ràng, phía trước con đường xây dựng một nền công nghiệp mới mẻ như điện gió chồng chất bao khó khăn và thử thách nhiều mặt, từ sự phức tạp về công nghệ, giá thành đầu tư cao đến các chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước v.v...